28/02/2011

U xơ tiền liệt tuyến “khổng lồ”

Hoàng Văn Tùng, Nguyễn Văn Thuận, Trương Văn Cẩn,
Phạm Ngọc Hùng, Cao Xuân Thành, Lê Đình Khánh

 

Bệnh án
 
Tên bệnh nhân: Võ Doãn H. 81t
Địa chỉ: An Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình
Vào viện ngày: 27/12/2010
Ra viện ngày: 30/01/2011
Bệnh sử:
Cách ngày nhập viện 1 tháng bệnh nhân vào viện vì tiểu khó, bệnh nhân được nội soi với chẩn đoán u bàng quang nhưng do u lớn không thể cắt được. Sau nội soi bàng quang bệnh bị bí tiểu nên được dẫn lưu bàng quang trên xương mu. Một tuần sau bệnh nhân được xuất viện. Tuy nhiên về nhà được 5 ngày thì bục vết mổ do nhiễm trùng và khối u ngày càng lồi ra ngoài thành bụng, vì vậy bệnh nhân tái nhập viện và được chuyển lên tuyến trên sau 3 ngày.  
Bệnh nhân được nhận vào khoa Ngoại Tiết Niệu bệnh viện Trung ương Huế để điều trị tiếp
Ghi nhận lúc nhập viện:            .
      - Khối u lớn thoát ra ngoài thành bụng ở vết mổ đường giữa trên xương mu, nước tiểu dò ra xung quanh u.

Hình 1 A,B: Khối u lồi lên thành bụng
      - Siêu âm: cho kết luận thoát vị bàng quang và u xơ tiền liệt tuyến lớn
      - Thể trạng và các chức năng của các cơ quan khác bình thường.
      - Kết quả CT cho thấy U sùi bàng quang ở mặt trước xâm lấn xuyên thành bụng và dính vào tiền liệt tuyến, có nhiều hạch ở ngách tiểu khung 2 bên.

H2A,B: Hình ảnh CT bụng cho thấy khối u từ bàng quang vượt ra ngoài thành bụng
 
Bệnh nhân được phẫu thuật ngày 04/01/2011 với chẩn đoán theo dõi u bàng quang. Kết quả phẫu thuật cho thấy khối u chính là u phì đại tuyến tiền liệt. Khối quá u lớn, lồi ra ngoài thành bụng theo vị trí vết mổ bị bục.
Kết quả giải phẫu bệnh lý là PĐLT TTL.
Bệnh nhân sau phẫu thuật ổn định và xuất viện sau 1 tuần.

H3: Khối u là khối phì đại tuyến tiền liệt
 
 
                                                                                H4 A,B: Khối u được bóc ra ngoài

                                                                              H5: Hình ảnh đại thể sau khi bóc ra ngoài

 

           Phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐLT TTL), hay theo từ thường gọi trước đây là u xơ tiền liệt tuyến là một loại u lành tính thường gặp trong bệnh lý của hệ tiết niệu và thường xuất hiện ở nam giới lớn tuổi. PĐLT TTL được xem như là một phần bình thường trong quá trình lão hóa ở nam giới và về mặt nội tiết tố thì phụ thuộc vào sự sản sinh của testosterone và dihydrotestosterone (DHT). Người ta ước tính khoảng 50% nam giới quanh 60 tuổi cho thấy có biểu hiện PĐLT TTL trên phương diện giải phẫu bệnh lý. Con số này sẽ tăng lên đến 90% ở tuổi 85, và hiển nhiên là sự gia tăng kích thước cũng được xem như là một phần bình thường của quá trình lão hóa.

Mặc dù có thể thấy PĐLT TTL xuất hiện ở người trẻ < 30 tuổi, nhưng chủ yếu là ở nam giới trên 60 tuổi. U phát triển gây chèn ép ở vùng cổ bàng quang (BQ), gây ra rối loạn bài xuất nước tiểu và các biến chứng như nhiễm trùng đường tiểu, bí tiểu… làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
            Thể tích của TTL có thể tăng theo thời gian ở nam giới bị PĐLT TTL. Thêm vào đó tốc độ dòng tiểu cực đại, thể tích nước tiểu, và các triệu chứng có thể ngày càng xấu đi theo thời gian nếu PĐLT TTL không được điều trị. Nguy cơ bí tiểu cấp và cần can thiệp phẫu thuật cũng tăng theo tuổi.
          Việc chẩn đoán PĐLT TTL thường không khó.  Gần đây các tiến bộ về phương tiện chẩn đoán và điều trị, cũng như những hiểu biết sâu sắc hơn về sinh lý bệnh học của PĐLT TTL đã góp phần cải thiện bệnh lý này một cách đáng kể.
Nam giới trên 40 tuổi thường bắt đầu có những nhân phì đại của TLT, tuy nhiên chỉ có khoảng 1/10 là có biểu hiện triệu chứng tắt nghẽn. Kiểu và mức độ phì đại tuyến dường như thay dổi theo chủng tộc: nam giới thuộc người Celtic thường có kích thước u xơ lớn hơn người Anglo - Xacxon. Kích thước u xơ ở người Anglo- Xaxon lại thường lớn hơn u xơ ở người vùng địa trung hải. Không có chủng người nào có khả năng miễn dịch đối với bệnh lý này
          Vai trò của Dihydro testosteron (DHT) được cho là có vai trò trong việc hình thành PĐLT TTL
          Về mặt cấu trúc, vì một lý do chưa được biết rõ, sự tăng sản xuất hiện và có thể tác động đến mỗi thành phần cấu tạo nên TLT. Hoặc là tác động đến phần tuyến tạo nên u tuyến (adenom). Hoặc là lên phần cơ và sợi tạo nên u xơ (fibromyome). Tuy nhiên thường thấy hơn cả là bao gồm cả 2 yếu tố trên, tạo nên u xơ cơ tuyến (Adenofibromyome).
         Thông thường PĐLT TTL phát triển dưới dạng hai thuỳ bao bọc quanh phần đầu của niệu đạo. Đôi khi có dạng 3 thuỳ , 1 thuỳ giữa cà 2 thuỳ bên. Hiếm gặp hơn là một thuỳ giữa đơn độc , phát triển lồi vào trong lòng bàng quang. Trong trường hợp này khó có thể cảm nhận được khi thăm trực tràng.
         Cân nặng trung bình của PĐLT TTL là 30 - 40g, đôi khi có thể lên đến 150 - 200g hoặc hơn.
Do phía dưới bị ngăn cản, nên PĐLT TTL chỉ có thể phát triển về phía vùng ít bị ngăn cản hơn, lên trên về phía cổ bàng quang. Trong tất cả các trường hợp, PĐLT TTL phát triển sẽ đẩy và chèn ép phần TLT còn lại ra phía ngoại vi và chúng tách biệt nhau bởi một mặt phẳng bóc tách. Do vậy, người ta có thể bóc tách phần phì đại ra khỏi phần tuyến còn lại trong phẫu thuật bóc u xơ TLT.
         Trong y văn, một số tác giả đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về PĐLT TTL, tuy nhiên với khối u kích thước như trong trường hợp trên thì chưa thấy. Đây là một trường hợp hiếm gặp. Chắc chắn khối u đã được phát triển qua một thời gian dài, tuy nhiên phải đến khi quá lớn mới xuất hiện tiểu khó, điều này cũng đã được y văn ghi nhận kích thước khối u và triệu chứng khong tương xứng với nhau

 

[ In trang ]    [ Đóng lại ]